Du học Mỹ: Câu chuyện "Cá chọn ao"
- Tuan Le
- Jan 30, 2019
- 5 min read
Chọn trường phù hợp mới quan trọng nhất !!
Lần này thì có số liệu nghiên cứu rõ ràng tí
Con cá nhỏ trong một ao lớn hay là ....
Thông thường, khi nói về việc chọn trường, đa phần mọi người có suy nghĩ nên chọn trường rank cao, nằm trong top. Có thể kể ra vô vàn những lợi thế khi học từ một trường có tiếng: làm việc với những người giỏi nhất và học tập tác phong, lề lối từ họ, cơ hội mở rộng mạng lưới, danh tiếng có được sau khi tốt nghiệp... Nhưng có thực sự việt học ở các trường top luôn mang lại thuận lợi? Gần đây, tôi mới đọc cuốn sách nhan đề “David & Goliath” của Malcolm Gladwell, trong đó có đề cập đến hai nghiên cứu khá thú vị liên quan đến việc học tập tại bậc Đại học. Tôi xin được đưa ra để các bạn cùng tham khảo.
Nghiên cứu thứ nhất đánh giá tỷ lệ bỏ học hoặc chuyển ngành của các sinh viên STEM tại các trường. Các tác giả chia sinh viên của mỗi trường thành ba nhóm dựa trên điểm toán SAT đầu vào, tạm gọi là nhóm đầu – nhóm giữa – nhóm cuối. Điểm trung bình của mỗi nhóm sẽ khác nhau tùy trường, ví dụ điểm của ba nhóm ở Harvard lần lượt là 753, 674, 581 trong khi ở Hartwich – một trường cao đẳng nhỏ - là 569, 472, 407. Điểm thú vị ở chỗ: tỷ lệ tốt nghiệp của các nhóm luôn xấp xỉ nhau giữa các trường. Nhóm đầu luôn chiếm khoảng 50-60% lượng bằng tốt nghiệp của trường trong khi con số này ở nhóm cuối chỉ là 10-20%. Tức là khả năng ra trường với bằng STEM một sinh viên có điểm toán SAT khoảng 570-580 học tại trường top thì sẽ thấp hơn nhiều so với một sinh viên cùng số điểm nhưng ở trường thấp hơn.
Nghiên cứu thứ hai nói về khả năng thành công của sinh viên sau khi ra trường. Tác giả tập trung đánh giá tỷ lệ xuất bản bài báo trong sáu năm sau tốt nghiệp của sinh viên từ chương trình tiến sĩ kinh tế ở các trường trong top 30 và các trường thấp hơn. Kết quả lại một lần nữa gây ngạc nhiên: tỷ lệ bài báo của nhóm 99th percentile từ các trường rank thấp (ngoài top 30) có thể kém hơn nhóm 85-90th của các trường top nhưng luôn cao hơn nhóm 80th của các trường này. Tức là khả năng thành công của một sinh viên xuất sắc tại trường thấp sẽ cao hơn nhiều so với của một sinh viên khá tại trường top. Nhớ rằng, nếu đánh giá điểm SAT đầu vào thì chưa hẳn sinh viên khá của trường top đã kém hơn so với sinh viên xuất sắc tại trường thấp.
Hai ví dụ trên không phải để cổ xúy bạn hãy chọn những trường rank thấp hay ngoài top mà để khẳng định một sự thật rằng trường top mang lại nhiều cơ hội nhưng đi kèm với đó là đầy những thách thức và rủi ro. Nếu bạn tự tin vào khả năng bản thân và thực sự mong muốn tỏa sáng thì những trường hàng đầu sẽ luôn là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Ngược lại, nếu năng lực của bạn không thực sự xuất chúng, hãy nhớ tỷ lệ không tốt nghiệp của nhóm SAT cuối tại các trường lớn. Giả sử bạn nằm trong số đó, bạn có thể nghĩ rằng tôi có thể lập một kế hoạch tốt, tập trung học tập, tìm partner… nhưng nếu phỏng vấn những sinh viên đã phải bỏ học/chuyển ngành khi mới nhập học, ai cũng có thể vạch ra kế hoach tương tự như vậy thậm chí. Những sinh viên này không hề kém, thậm chí nếu theo học tại một trường thấp hơn, họ hoàn toàn có thể tốt nghiệp loại giỏi hoặc xuất sắc. Vấn đề ở chỗ khi ở trong một bể cá với toàn những con cá lớn, họ bị chìm nghỉm và mất đi sự tự tin ở bản thân. Bản chất của số đông là luôn so sánh bản thân với những người xung quanh. Điểm B có thể chấp nhận được nếu đó là điểm số phổ biến trong lớp, nhưng nó cũng có thể là cơn ác mộng với bạn nếu cả lớp được A. Khi nhìn đâu cũng là những người hơn mình, sự tự tin của bạn có thể phần nào bị ảnh hưởng tiêu cực. Ngược lại, những sinh viên hàng đầu tại trường nhỏ có thể có thêm tự tin, đó cũng cũng chính là mấu chốt họ thành công hơn so với những sinh viên khá tại trường top dù chưa hẳn họ “thông minh” hơn.
Lựa chọn chiếc ao phù hợp không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhất là khi bạn không phải là con cá thực sự lớn. Làm con cá lớn trong một ao nhỏ hay con cá nhỏ trong ao lớn – quyết định là ở bạn.
- Chia sẻ từ một alumni, Mentor của Mentoring Program Fall 2019
(Nguồn: USGuide)
Cảm nhận cá nhân của blogger trong cuộc về chủ đề Ao cá nhỏ - Ao cá to ở trên:
Nhà mình, ít nhất là đã 2 lần trải nghiệm chuyện ao và cá khi con ở môi trường học đường bậc phổ thông Việt Nam, và bây giờ thêm một lần nữa sắp kết thúc khi con đang trải nghiệm môi trường giáo dục đại học Mỹ.
Vừa mới tám chút với một người bạn facebook là phụ huynh, mình có hứng thú viết chia sẻ về đề tài này, nhưng giờ đang bận và còn làm biếng.
Rất đồng cảm với những chia sẻ gần đây của một bạn facebook, đợi loạt bài này bạn ấy viết xong mình sẽ chia sẻ lại. Giáo dục gia đình thật tuyệt vời khi phụ huynh vào cuộc với các con. Nếu các ông bố bà mẹ lại là những người có kiến thức chuyên môn nữa, không giao phó cho nhà trường vì rất nhiều những bất cập, vậy thì chính mình họ còn có thể trợ giúp và hướng dẫn con học hành rất tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc. Ví dụ nhà mình đã từng con rất tiết kiệm cho khoản tiếng Anh (mục tiêu vừa vừa đủ xài là một công cụ tốt), giờ bắt gặp được trường hợp gia đình này cũng vậy (và mình nghĩ rất nhiều gia đình khác cũng tương tự, có điều có người viết ra chia sẻ, có người không).
Đang hứng thú hẹn hò vậy nhưng chưa biết ngày nào.
Hôm nay mình note vào đây đã,
Sáng 09/01/2019
queanhcc8

Comments